1. Thông tin chung:- Tên đề tài: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ thẩm định và giám sát quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư phục vụ giảm thiểu tác động xấu và suy thoái môi trường”. - Mã số đề tài: TNMT.ĐL.2025.09.02. - Tổ chức chủ trì đề tài: Trung tâm Giám sát tài nguyên môi trường và Biến đổi khí hậu, Cục Viễn thám quốc gia. - Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Ngọc Nam. 2. Căn cứ pháp lý:Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.Luật Bảo vệ môi trường số 21/VBHN-VPQH ngày 29 tháng 12 năm 2022Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.Quyết định số 450/QĐ_TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Quyết định Số: 569/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Thủ tường chính phủ về Ban hành chiến lược khoa hoc, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch BVMT).3. Tính cấp thiết:Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang diễn ra nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội mà không tổn hại tới môi trường sống của con người; để đạt tới sự hài hòa, bền vững giữa phát triển sản xuất và môi trường thiên nhiên. Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, Việt Nam đã và đang tiệm cận các chính sách phát triển, sử dụng tổng hợp các công cụ như hệ thống pháp luật, công cụ kinh tế (thuế, phí, ký quỹ), chế tài (hành chính, hình sự), các quy chuẩn về môi trường, các công cụ như đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và trong thời gian tới sẽ là quy hoạch BVMT. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân có vai trò quan trọng; bảo vệ môi trường phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành, tận dụng cơ hội của quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế.Luật Bảo vệ môi trường nêu rõ chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường khẳng định phải tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường [1]. Điều 28 đã quy định các tiêu chí về môi trường, trong đó, 03 tiêu chí để phân loại dự án đầu tư cần đánh giá, giám sát bao gồm: (1) Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, (2) Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên và (3) Yếu tố nhạy cảm về môi trường gồm khu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng; yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường.Quyết định số 450/QĐ_TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đưa quan điểm môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ, cần được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, có 3 nhóm dự án, cơ sở sản xuất, dịch vụ nằm trong kế hoạch giám sát ô nhiễm môi trường, cụ thể: (1) Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, (2) Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn thải lớn, thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động, liên tục hoặc chưa đầu tư công trình xử lý chất thải theo quy định; và (3) Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bao gồm các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường của địa phương).Bên cạnh đó, tại Quyết định Số: 569/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Thủ tường chính phủ về Ban hành chiến lược khoa hoc, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu nâng cao đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, tổ chức trong doanh nghiệp. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ở mức trên 50%.”.Theo PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải (Báo Tài nguyên và Môi trường ngày 26/08/2022), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một trong những công cụ đã phát huy tác dụng đối với công tác quản lý môi trường của Việt Nam. Để phù hợp với tình hình thực tế phát triển ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư phát triển, quy định về ĐTM đã được chỉnh sửa, có nhiều điểm mới và được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020. Đến nay, đối tượng lập báo cáo ĐTM đã được hoàn thiện dần theo các giai đoạn phát triển. Cụ thể: Luật BVMT năm 1993 và Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật BVMT đã quy định cụ thể về đối tượng ĐTM đối với các cơ sở đang hoạt động cũng như đối với các dự án mới. Trong khi đó, các quy định pháp luật từ năm 1993 - 2020 đều quy định danh mục các Dự án phải thực hiện ĐTM nhưng đối tượng phải thực hiện ĐTM được rà soát, cập nhật và giảm thiểu dần, cụ thể: Đã giảm từ 146 mục tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP xuống còn 113 mục tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP và 107 mục tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và theo chiều hướng phân cấp mạnh hơn cho địa phương. Từ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP đã có danh mục các loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở này để có các yêu cầu về ĐTM, quản lý môi trường chặt chẽ hơn. Luật BVMT năm 2020 ra đời đã không còn danh mục cố định các Dự án phải thực hiện ĐTM mà phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường. Đối với các dự án áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường được cấp GPMT ngay từ giai đoạn nghiên cứu khả thi và tổ chức hậu kiểm (thông qua thanh tra, kiểm tra) khi dự án đi vào hoạt động hoặc chỉ phải đăng ký môi trường (không phải là thủ tục hành chính, được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, đơn giản). Luật BVMT năm 2020 đã xác định lại đúng vai trò của ĐTM trong giai đoạn chuẩn bị, thi công dự án; việc quản lý dự án, cơ sở khi đi vào vận hành được thay thế bằng công cụ GPMT, đăng ký môi trường.Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường; cập nhật cơ sở dữ liệu về các dự án, cơ sở sản xuất thuộc đối tượng cần phòng ngừa, kiểm soát; báo cáo kết quả thực hiện việc tăng cường kiểm soát cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý [2]. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của các dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Sau đó, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và môi trường. Bộ Tài nguyên và môi trường có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động moi trường của các dự án đầu tư, các công trình sản xuất gây tác động xấu đến môi trường. Đối với công tác ĐTM, các quy định pháp luật đã được hình thành, phát triển và có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư phát triển để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ đặt ra cho công tác ĐTM là tạo sự thông thoáng cho môi trường đầu tư nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu của công tác BVMT. Trong thời gian qua, công tác ĐTM đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, thảo luận rộng rãi nhằm đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới của Việt Nam.Việc tiếp cận khoa học công nghệ nói chung, công nghệ cao – công nghệ viễn thám nói riêng trong thẩm định ĐTM theo kinh nghiệm thế giới chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là thẩm định, giám sát thực hiện ĐTM, xác định phạm vi ĐTM, tham vấn cộng đồng, sử dụng báo cáo ĐTM sau khi được phê duyệt... Gần đây, TS. Chu Hải Tùng (Cục Viễn thám quốc gia) đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ giám sát một số yếu tố môi trường khu vực các nhà máy nhiệt điện, 2022, đề tài xác lập được cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát một số yếu tố môi trường (không khí, nước, bãi thải) khu vực nhà máy nhiệt điện. Xây dựng được quy trình công nghệ giám sát một số yếu tố của môi trường không khí, môi trường nước và bãi thải tro xỉ khu vực nhà máy nhiệt điện từ tư liệu viễn thám [3]Vấn đề thực tiễn cần giải quyết và sự phù hợp với lĩnh vực nghiên cứuPhương pháp sử dụng công nghệ viễn thám đã được đưa vào Việt Nam từ những năm 2000 với các dự án của Chính phủ Pháp tài trợ thực hiện tại Trung tâm Viễn thám quốc gia nay là Cục Viễn thám quốc gia. Tới thời điểm hiện tại, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ vệ tinh quan trắc trái đất và công nghệ xử lý hình ảnh, giá thành dữ liệu lập thể vệ tinh đã giảm nhiều so với trước. Đơn cử, với dữ liệu có giá thành cao nhất hiện nay là vệ tinh WorldView-3 độ phân giải 0,3 mét, giá thành chỉ là 4.500 USD cho 100 km2 (khoảng 112.500 đồng/km2) nếu ảnh đã chụp hơn 90 ngày và 6500 USD cho 100km2 (khoảng 162.500 đồng/km2) nếu ảnh chụp trong vòng 90 ngày thấp hơn nhiều so với phương pháp Lidar). Hiện nay, Cục Viễn thám quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã được nâng cấp hệ thống thu nhận tín hiệu vệ tinh SPOT6/7 (độ phân giải 1,5 m) cho phép chụp lập thể trên diện tích rất lớn hàng chục nghìn km2 đồng thời với 02 vệ tinh cho phép cập nhật bổ sung dữ liệu nhanh chóng. Trong thời gian tới, Cục Viễn thám quốc gia cũng hoàn thành hệ thống thu nhận dữ liệu độ phân giải siêu cao (KOMPSAT-3A với độ phân giải 0.55 m) cũng là nguồn dữ liệu chất lượng cung cấp thông tin phong phú (có thể sử dụng với chính xác, tần suất chụp lặp cao, nhằm: Tính toán diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại khu vực thi công dự án, giám sát thường xuyên, định kỳ diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi triển khai dự án. dự báo về tính chất xã hội: việc di dân đến một nơi ở mới khi dự án triển khai cũng gây cho dân mất đi bản sắc dân tộc, mất đi nơi ở quen thuộc. Vùng đất mới để tái định cư cần có thẩm định về môi trường như chất lượng nước, không khí, ính toán các chỉ số môi trường về chất lượng không khí, chất lượng nước trước và trong khi triển khai dự án. Các số liệu này phục vụ đánh giá báo cáo tác động môi trường của các chủ đầu tư) , hỗ trợ hữu dụng trong thẩm định, giám sát các báo cáo đánh giá tác động môit rường đối với dự án đầu tư.Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, công nghệ viễn thám được coi như như một công cụ quan trắc hữu ích nhằm theo dõi những biến động của môi trường theo thời gian, phát hiện kịp thời những ảnh hưởng bất lợi của các hiện tượng thiên nhiên và tác động của con người lên sự phát triển bền vững [4]. Sử dụng ảnh viễn thám để thực hiện công tác quy hoạch các vùng đất có diện tích lớn dễ tiết kiệm nguồn chi phí [5]. Viễn thám xác định các thông số chất lượng nước mặt, từ dữ liệu viễn thám xác định một số thông số chất lượng nước mặt, bao gồm độ đục, COD, BOD5, NH4 + từ ảnh vệ tinh quang học độ phân giải cao Sentinel 2 MSI. Viễn thám xác định các chỉ số về chất lượng không khí, xử lý dữ liệu viễn thám Sentinel-2; Sentinel-5P, Landsat-8/9, dữ liệu thu từ UAV và dữ liệu quan trắc để tính toán một số thành phần chất lượng không khí như bụi PM2.5, PM10; CO, SO2, NO2, CH4; thu thập dữ liệu Ô-zone để làm cơ sở xây dựng bản đồ AQI24h. [6] ….Quy trình lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường hiện hànhBảng 1: Mô tả ứng dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ thẩm định và giám sát báo cáo tác động môi trường.Nội dung thẩm định ĐTM theo phương pháp truyền thốngỨng dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ thẩm định ĐTMKiểm tra các thông tin, số liệu, hiện trạng môi trường liên quan đến dự án; Phân tích dữ liệu viễn thám phục vụ chiết suất thông tin về hiện trạng môi trường (diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nước mặt …)Lấy mẫu phân tíchChiết xuất các chỉ số môi trường về chất lượng không khí, chất lượng nướcTổ chức lấy ý kiến chuyên gia, xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp từ dự ánCung cấp bộ số liệu về diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nước mặt, rừng, di dân …Tổ chức các cuộc họp đánh giá theo chuyên đềCung cấp hệ thống số liệu và các báo cáo đánh giá về chuyển đổi mục đích dủ dụng đất, chất lượng không khí, chất lượng nước Như vậy, ứng dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ thẩm định và giám sát báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư phục vụ giảm thiểu tác động xấu và suy thoái đến môi trường là cần thiết.4. Mục tiêu: (Nêu cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể)- Xây dựng được quy trình xác định hiện trạng môi trường (hiện trạng sử dụng đất, diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nước mặt, chất lượng không khí, chất lượng nước …) phục vụ thẩm định và giám sát báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư.- Kết quả sử dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ được thẩm định và giám sát báo cáo tác động môi trường của dự án đầu tư;- Đề xuất được quy trình hỗ trợ thẩm định và giám sát báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu và ứng phó sự cố môi trường.5. Dự kiến các nội dung chính cần thực hiệnI. Xây dựng thuyết minh nhiệm vụPhần lý thuyết:Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan về ứng dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ thẩm định và giám sát quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư. Nội dung 2: Nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.Nội dung 3: Nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường.Nội dung 4: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ hỗ trợ thẩm định, giám sát quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư phục vụ giảm thiểu tác động xấu và suy thoái môi trường.Phần thực nghiệm:Nội dung 5: Ứng dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ thẩm định và giám sát quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư phục vụ giảm thiểu tác động xấu và suy thoái môi trường (dự kiến thực nghiệm tại dự án Thuỷ điện Pắc Ma và dự án Nhiệt điện Quảng Trạch II hoặc tương tự).Hình 8: Sơ đồ vị trí khu vực thử nghiệm của đề tàiHình 9: Sơ đồ chi tiết khu vực nghiên cứu (bao gồm: Ranh giới tỉnh, sơ đồ 06 mảnh 100k thuộc tỉnh Lai Châu, sơ đồ 06 mảnh 100k thuộc tỉnh Quảng Bình, sơ đồ 02 mảnh 100k thuộc dự án Pắc Ma, 02 mảnh 100k thuộc dự án Quảng Trạch II, sơ đồ BĐA SPOT6 12 mảnh 1/10.000 thuộc dự án Pắc Ma, sơ đồ SPOT6 9 mảnh 1/10.000 thuộc dự án Quảng Trạch II)Nội dung 6: Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ thẩm định và giám sát quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư phục vụ giảm thiểu tác động xấu và suy thoái môi trường.III. Xây dựng, hoàn thiện báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt và hoàn hiện sản phẩm. - Xây dựng 02 Bài báo (Sản phẩm 1, Dạng III)- Báo cáo tóm tắt đề tài.- Báo cáo tổng hợp đề tài.5. Dự kiến các kết quả chính và các chỉ tiêu cần đạt:- Cơ sở dữ liệu về hiện trạng môi trường (Hiện trạng sử dụng đất, diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nước mặt, các đối tượng bề mặt ….) khu vực thực hiện dự án đầu tư các thời kỳ phân tích từ ảnh viễn thám đa thời gian;- Bộ số liệu các chỉ số về môi trường bao gồm chất lượng nước, chất lượng không khí … tại khu vực thực hiện dự án đầu tư các thời kỳ chiết tách từ ảnh viễn thám, kiểm chứng với số liệu tại báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ đầu tư cung cấp;- Báo cáo đánh giá hiệu quả kết quả ứng dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ thẩm đinh và giám sát báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tự;- Quy trình công nghệ hỗ trợ thẩm định và giám sát báo cáo tác động môi trường của các dự án đầu tư nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu và ứng phó sự cố môi trường bằng công nghệ viễn thám.- Báo cáo tổng hợp;- 2 bài báo trên tạp chí chuyên ngành- Hỗ trợ đào tạo thạc sỹ.6. Dự kiến phương án ứng dụng hoặc sử dụng các kết quả tạo ra:- Sử dụng nguồn dữ liệu viễn thám ngày càng đa dạng, chính xác để phân tích hiện trạng môi trường (hiện trạng sử dụng đất, diện tích chuyển đổi mục đối mục đích sử dụng đất, các đối tượng bề mặt …) tại khu vực thực hiện dự án đầu tư;- Tính toán các chỉ số về môi trường như độ ẩm, chất lượng không khí, chất lượng nước trước khi dự án thực hiện và giám sát diễn biến trong quá trình thi công dự án. Dự báo các ảnh hưởng xấu tác động đên môi trường khi thi công dự án;- Đánh giá được hiệu quả ứng dụng công nghệ viễn thám thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.Địa điểm thực nghiệm: Công trình thuỷ điện hoặc công trình khác thuộc nhóm dự án đầu tư.7. Dự kiến thời gian thực hiện: Đề tài đã được phê duyệt theo Quyết định số 1923/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt tổ chức chủ trì, chủ nhiệm, kinh phí, phương thức khoán chi và thời gian thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ năm 2025.Thời gian thực hiện: (24 tháng, bắt đầu từ tháng 01/2025 đến tháng 12/2026) 8. Danh mục tài liệu tham khảo: (Liệt kê 5-10 tài liệu liên quan)[1] Luật Bảo vệ môi trường[2] Bộ Tài nguyên và môi trường, Tin ngành ngày 28/02/2011[3] TS. Chu Hải Tùng, Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài NCKH&CN cấp Bộ TNMT “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ giám sát một số yếu tố môi trường khu vực các nhà máy nhiệt điện”, năm 2022.[4] http://rsc.gov.vn/SitePages/BanTin.aspx?item=638[5] Tạp chí khoa học Đo đạc và bản đồ số 53 năm 2022 xuất bản 09/25/2022[6] Trang thông tin điện tử tổng hợp, Sở Tài nguyên và môi trường tình Tuyên Quang, Ứng dụng Bid Data – Viễn thám trong giám sát ô nhiễm không khí xuất bản ngày 26/12/2022